Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

đề luyện tập toán 9


TOÁN 9(đề 1)
A.    Trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1: Khẳng định nào đúng?


A.    ĐKXĐ của  là
B.     ĐKXĐ của   là a < 0.
C.     ĐKXĐ của  là
D.    ĐKXĐ của  là


Câu 2: Khẳng định nào sai ?


A.     với .
B.     .
C.      với
D.    .


Câu 3: cho hàm số . Kết luận nào đúng?
A.    Đồ thị hàm số đi qua điểm  và
B.     Đồ thị hàm số đã cho và đồ thị hàm số  là hai đường thẳng song song.
C.     Đồ thị hàm số đã cho cắt trục hoành tại điểm
D.    Đồ thị hàm số đã cho và đồ thị hàm số y = 4 – 3x là hai đường thẳng cắt nhau.
Câu 4: phương trình x2 – 3mx – 6m2 = 0 vô nghiệm khi:
A.    m = 0.
B.     m < 0.
C.     m < 0.
D.    Không có giá trị của m.
Câu 5:  ABC vuông tại A, đường cao AH, biết BH = 3cm, CH = 16/3 cm. Độ dài AH?


A.    3cm.
B.     4cm.
C.     5cm.
D.    6cm.


Câu 6:  ABC nhọn nội tiếp (O), đường cao AH, đường kính AE. Số đo  là?


A.    30o.
B.     40 o.
C.     50 o.
D.    60 o.


Câu 7: Hai đường tròn bán kính R=1km, R’=1m. Nếu độ dài của mỗi đường tròn ấy tăng thêm 1m thì bán kính của mỗi đường tròn ấy tăng thêm bao nhiêu?
A.    m
B.      m
C.      m
D.     m
Câu 8: Một hình nón có diện tích xung quanh là 39,25(đ.v.d.t). Biết đường sinh bằng đường kính đường kính đáy. Bán kính đáy hình nón là:
A.    R = 5.
B.     R = 4,5.
C.     R = 3,5.
D.    R = 2,5.
B.     Tự luận (8 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
1.      Rút gọn biểu thức.
a)     A =
b)     B = :   với -1 < x < 1.
2.      Cho Parabol (P):  và đường thẳng (d): . Chứng minh rằng   thì (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A, B. Tính diện tích tam giác OAB theo .
Bài 2: (2 điểm)
a)     Giải bất phương trình:
b)     Giải hệ phương trình:
c)     Cho phương trình:  (ẩn x)
1.     Giải phương trình khi .
2.     Xác định  để phương trình có hai nghiệm x1 , x2 thoả mãn
  đạt max.
Bài 3 :(3 điểm)
Cho  PQR nhọn nội tiếp (O), 2 đường cao QM, RN của tam giác cắt nhau tại H.
a)     Chứng minh QRMN là tứ giác nội tiếp.
b)     Kéo dài PO cắt (O) tại K. Chứng minh QHRK là hình bình hành.
c)     Cho QR là cạnh cố định, P di chuyển trên cung lớn QR sao cho  PQR luôn nhọn. Xác định vị trí điểm P để diện tích QRH đạt max.
Bài 4 :(1 điểm)
            Cho x, y là hai số dương thay đổi luôn thoả mãn điều kiện xy = 1. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

ôn thi vào 10 môn ngữ văn


Hải Phòng
Trường THCS Ngô Quyền                                         Ngày…, tháng…, năm20..
GV Trần Kim Anh                                                                  KIỂM TRA
                                                                        Môn: Ngữ văn             Thời gian:120’
Họ & tên học sinh:…………………                                      ĐỀ SỐ 1
            Phần I. Trắc nghiệm(2 điểm)
Câu 1: Truyện ngắn “Làng” được viết trong hoàn cảnh nào?
A.    Trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp.
B.     Trong kháng chiến chống Mĩ.
C.     Khi miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa.
D.    Khi đất nước được giải phóng.
Câu 2: Nội dung chủ yếu của Truyện ngắn “Làng”  là gì?
A.    Tình yêu của người nông dân.
B.     Tình yêu nước của người nông dân.
C.     Tinh thần kháng chiến của người phải rời làng tản cư.
D.    Cả A,B,C.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là ngôn ngữ trần thật của tác giả?
A.    Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê gớm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước.
B.     Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
C.     Ông lão lại ngả mình nằm xuống không nhúc nhích.
D.    Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
Câu 4: Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” Phản ánh điều gì?
A.    Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng.
B.     Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm cả tình yêu làng quê.
C.     Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa.
D.    Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc không còn chỗ ở.
Câu 5: Hai câu: “Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?” thuộc kiểu ngôn ngữ nào?
A.    Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
B.     Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
C.     Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
D.    Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
Câu 6: Các câu sau trong truyện ngắn “Làng” câu nào là độc thoại nội tâm?
A.    Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy.
B.     Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
C.     Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.
D.    Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư. Hay đáo để.
Câu 7: Dòng nào nêu đúng các từ địa phương được dùng trong truyện “Làng”?
A.    Bực cửa, thầy, (chẳng có gì) sất.
B.     Bực cửa, trầu, thẩy.
C.     Trầu, bực cửa, (chẳng có gì) sất.
D.    Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất, trầu.
Câu 8: Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại?
A.    Dấu ngoặc đơn.
B.     Dấu ngoặc kép.
C.     Dấu gạch ngang.
D.    Dấu hai chấm.


Phần II. Tự luận(8 điểm)
Câu 1:(3 điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ  Bằng Việt viết:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
            Vì sao hai câu thơ cuối tác giả lại dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp lửa”? “ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
            Câu 2:(5 điểm)
Cảm nhận về nhân vật bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ.
--------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trường THCS Ngô Quyền                                         Ngày…, tháng…, năm20..
GV Trần Kim Anh                                                                  KIỂM TRA
                                                                        Môn: Ngữ văn             Thời gian:120’
Họ & tên học sinh:…………………                                      ĐỀ SỐ 2
            Phần I. Trắc nghiệm(2 điểm)
            Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
            {…} Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mạ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy những chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra,lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu truyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chóng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A.    Tự sự.
B.     Miêu tả.
C.     Biểu cảm.
D.    Nghị luận.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A.    Miêu tả cảnh quan xung quanh chân cao điểm.
B.     Kể về tuổi thơ của Phương Định.
C.     Bộc lộ nỗi nhớ và những kỉ niệm tuổi thơ của Phương Định.
D.    Giới thiệu cuộc sống và công việc của Phương Định.
Câu 3: Đặc điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?
A.    Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá.
B.     Cách kể chuyện tự nhiên sinh động.
C.     Sử dụng các kiểu câu linh hoạt, có giá trị biểu cảm.
D.    Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
Câu 4: Từ ngữ in nghiêng trong câu văn: “Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá.” Là thành phần gì?

A.    Khởi ngữ.
B.     Phụ chú.
C.     Tình thái.
D.    Cảm thán.

Câu 5: Cụm từ được in nghiêng trong câu văn: “Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.” Liên hệ với từ ngữ trước đó theo kiểu quan hệ nào?

A.    Quan hệ bổ sung.
B.     Quan hệ nghịch đối.
C.     Quan hệ thời gian.
D.    Quan hệ nguyên nhân.

Câu 6: câu nào dưới đây là câu đặc biệt?

A.    Tôi một quả bom trên đồi.
B.     Vắng lặng đến phát sợ.
C.     Cây còn lại xơ xác.
D.    Đất nóng.

Câu 7: Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết biên bản?
A.    Em bị ốm và không thể đi học được.
B.     Lớp em tổ chức đi tham quan bảo tàng thành phố.
C.     Ghi lại diễn biến và kết quả Đại hội Đoàn trường.
D.    Một nhóm học sinh tự ý đi tham quan khi chưa được phép của thầy cô, cha mẹ.
Câu 8: ý nào dưới đây không thuộc yêu cầu về hình thức của biên bản?

A.    Viết đúng mẫu quy định.
B.     Có đầy đủ các phần, mục.
C.     Có đánh số cụ thể các mục.
D.    Có bố cục mở, thân, kết bài.

Phần II. Tự luận(8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!”
            (Bếp lửa – Bằng Việt)
            Câu 2: ( 5 điểm)
Cuộc đời và tích cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
--------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.