Đề bài:Phân tích đoạn trích “Trao
duyên”(trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).
BÀI
LÀM
Trong
Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”
Một
trong những điều “trông thấy” khiến Nguyễn Du thốt lên những lời tựa như “những
giọt lệ thấm vào từng trang giấy” là cảnh Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân.
Tên thực của Truyện Kiều là Đoạn trường tân thanh, có nghĩa là tiếng kêu đứt ruột. Trao duyên có lẽ tiếng
kêu đứt ruột đầu tiên mở màn một chuỗi dài những đau thương chồng chất lên cuộc
đời truân chuyên của người con gái tài sắc.
Nỗi
oan khiên bỗng đâu ập xuống gia đình, giáng hoạ lên đầu mọi thành viên. Nhưng,
dường như Kiều muốn hứng chịu tất cả. Tự nguyện bán mình chuộc cha và em, đêm
trước nàng đã phải trải qua một cuộc giằng xé âm thầm giữa một bên là mối tình
đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn phận làm con đối với ơn sinh thành. Sau
cùng nàng đã quyết hi sinh chữ tình vì chữ hiếu. Tưởng nỗi khổ tâm đến thế là
cùng. Bão đã lặng gió đã ngừng, mọi dằn vặt day dứt xem như được hoá giải. Kiều
đã cầm lòng, tưởng Nguyễn Du chả còn gì để nói thêm về tấm bi kịch trong lòng
nàng. Nào ngờ, đó mới chỉ là khởi đầu, mới chỉ là màn dạo đầu của bi kịch. Hôm
trước mới chỉ là xung đột giữa chữ tình và chữ hiếu. Còn hôm nay, là giằng xé
giữa khác, giằng xé trong sâu thẳm cá nhân nàng: giằng xé giữa chữ tình và chữ
duyên. Ngay cả khi bi kịch có được dẹp yên, vết thương tâm ấy vẫn không ngừng rỉ
máu. “Đoạn trường” này mới vĩnh viễn đau thương. Giá Kiều không phải là người tận
tình, tận tâm, giá nàng hời hợt, giản đơn hơn thôi thì chắc nàng không rơi vào
bi kịch, vào đau đớn đến thế. Đằng này Kiều lại là một con người nghĩa trọng
tình thâm. So với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân thì “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du có sự khác biệt trong cách bố trí “sự kiện trao duyên”. “Kim Vân
Kiều truyện” kể Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân trước khi việc bán mình diễn
ra. “Truyện Kiều” để việc trao duyên diễn ra sau khi việc bán mình đã hoàn
thành, bạc đã được trao, cha và em đã được cứu. Nguyễn Du đã có chủ định riêng khi
bố trí lại tiến trình sự kiện và ông tỏ ra có lí. Khi việc bán mình đã thành sự
đã rồi thì nỗi đau ở Kiều vì mất tình yêu mới thực sự thấm thía sâu sắc.
“Trao
duyên” được mở đầu bằng hai câu thơ mà khi nói về vẻ đẹp của ngôn ngữ Truyện Kiều
ít ai không nhắc đến.
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”
Đúng là trọng lượng của câu thơ rơi vào bốn chữ “cậy”, “chịu”, “lạy”,
“thưa”. Người ta không thể thay các chữ ấy bằng bất cứ chữ nào khác. Với bốn chữ
ấy vị thế của hai chị em Kiều đã thay đổi. Vẫn xưng hô bằng chị em, mà thực
tình trong đó đã có sự thay bậc đổi ngôi, “một ân nhân và một kẻ chịu ơn”. Mối
tơ duyên dang dở của Kiều đành trông cậy vào Vân. Lời nói của Kiều như một sự
nài nỉ khẩn thiết, nó ràng buộc khiến cho Thuý Vân không thể chối từ. Nó thể hiện
sự tinh tế, thấu hiểu của Thuý Kiều đối với việc rất khó xử của Thuý Vân khi phải
nối duyên giúp mình. Bốn chữ ấy nhất nhất đều là lời kẻ dưới lựa lời nói khó với
người trên. Thì ra để báo đáp ân tình cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình, hạ
mình đến thế. Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy tất cả sự cao khiết
của một tấm lòng một phẩm cách. Đồng thời cho thấy sự tài hoa, năng lực dùng
ngôn từ của tác giả Nguyễn Du.
Rồi nàng kể, nàng giãi bày rõ lí do phải trao duyên lại cho Vân:
“Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”
Tình duyên giữa Kiều và Kim Trọng “giữa đường đứt gánh”, giờ đây Thuý Kiều
chỉ còn biết “phó mặc” hoàn toàn để Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim.
Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ đắt giá, gợi tả để diễn tả hết sự tế nhị khó
nói của việc trao duyên. Điều đó không chỉ cho thấy sự tinh tế của ngòi bút
Nguyễn Du mà còn cho thấy sự sắc sảo khôn
ngoan của Kiều ngay cả trong hoàn cảnh bi đát nhất. Lặp tới ba từ “khi”-
từ ngữ chỉ thời gian, cùng với phép tiểu đối, tác giả như gợi lại những kỉ niệm
giữa Kiều và Kim Trọng từ buổi đầu gặp gỡ cho tới khi đính ước, thề nguyền.
“Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ,
Với cành thoa ấy tức thì đổi trao.”
Tình yêu giữa Thuý Kiều và Kim Trọng là tình yêu tự do, tự nguyện vượt
khỏi cái vòng cương toả của lễ giáo phong kiến. Đó là tình yêu cao đẹp, thiêng
liêng, đáng trân trọng, cho nên Kiều không thể lỗi nghĩa, phụ tình với chàng
Kim, đành trao duyên cho Vân.
Thuý Kiều là người có đức hi sinh vị tha:
“Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”
Giữa lúc gia đình và người thân bị đe doạ, không thể băn khoăn, do dự.
Kiều đã chấp nhận hi sinh tình yêu, bán mình lấy tiền cứu cha và em. Khi đã cứu
được gia đình qua cơn sóng gió, Kiều lại thấy mình như là người có lỗi với Kim
Trọng.
Kiều lo thuyết phục Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng, thay mình trả
nghĩa. Trong lời lẽ có phần khôn ngoan của nàng cứ thấy lộ ra cái vẻ lo âu,u sầu.
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
Đoạn Trao duyên phải là một cuộc
đối thoại, trò chuyện. Nhưng thực tế lại đã diễn ra như một màn độc thoại. Thuý
Vân hầu như không lên tiếng. Nàng im lặng chịu lời. Và thế là Kiều phải làm nốt
cái phần việc cuối cùng và khó khăn nhất: trao lại kỉ vật cho Vân.
“Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.”
Quả là hai chữ “của chung” chất chứa bao đau xót. Kỉ vật tình yêu chỉ
thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người
thôi. Người ta đã nhận ra nỗi xót lòng ẩn trong chữ ấy. Lời thơ cất lên bỗng
như dằn lòng, như day dở. Nó gợi ra cả cái thoáng giằng co trong nội tâm Kiều.
Nửa muốn trao, nửa như muốn níu kéo. Vì thế mà cái động thái trao tay kia cứ
dùng dằng. Nguyễn Du đã thể hiện, diễn tả thành công diễn biến tâm trạng, cảm xúc
của Thuý Kiều khi trao duyên cho Thuý Vân. Qua đoạn thơ ta cũng thấy được lòng
đồng cảm của Nguyễn Du với Thuý Kiều với nỗi đau tinh thần khi tình yêu tan vỡ.
Những câu thơ tiếp theo của đoạn trích như lời độc thoại chỉ của riêng
Kiều.
“Dù em nên vợ nên chồng,
…..
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”
Những từ ngữ trong lời độc thoại của nàng bất giác gợi tới cái chết nhiều
lần. Dường như Thuý Kiều đã quên đi hẳn sự có mặt của Thuý Vân, mà chỉ còn lại
một mình với nỗi đau đớn tột cùng. Dòng độc thoại nội tâm ấy dường như còn là dự
cảm của nàng về một tương lai đầy sóng gió phía trước. Sau khi trao duyên lại
cho Thuý Vân, Kiều tự coi như mình đã chết. Nó cho thấy nỗi đau đớn gặm nhấm
tâm hồn Kiều.
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! ”
Hai câu cuối
là tiếng than đầy não nuột, nức nở, nghẹn ngào của Kiều khi phải dứt bỏ tình
duyên với Kim Trọng. Đó cũng là nỗi lòng thổn thức đau xót của Kiều khi tình
yêu tan vỡ. Diễn tả xúc động tâm trạng ấy là cả tấm lòng đồng cảm, sự nhạy cảm,
tinh tế và sự tài hoa của Nguyễn Du.
Đoạn trích
thành công với nghệ thuật miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm nhân vật. Từ ngữ độc
đáo, giàu sức biểu cảm, gợi tả.
Đoạn trích Trao
duyên một lần nữa cho thấy sự sắc sảo, khôn ngoan cùng đời sống tâm hồn dạt
dào của Thuý Kiều trong hoàn cảnh đầy bi kịch. Đồng thời đoạn trích còn mang một
giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Diễn tả nỗi đau của Kiều cũng là một phương thức
để nhà thơ bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với những nỗi bất hạnh của con người. Đó
cũng chính là tư tưởng nhân đạo tiến bộ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nguyễn Hiếu Nghĩa, 10 lí, THPT chuyên Trần Phú.
Đề bài: Chứng
minh rằng chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Nỗi
thương mình”(Truyện Kiều- Nguyễn Du).
BÀI
LÀM
“Tố
Như có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”(Đào Nguyên
Phổ). Con mắt và tấm lòng ấy đã khiến Nguyễn Du am hiểu bao mối bận tâm của cuộc
nhân sinh, đồng cảm sâu sắc với mọi nông nỗi của kiếp mgười. Trong những kẻ xấu
số thuộc thế giới nhân vật của ông, phải kể đến những kĩ nữ. Thuý Kiều có lẽ là
điển hình nhất. Nàng cũng trải qua những quãng đời kĩ nữ. Có thể nói, đó là đoạn
đen tối nhất cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh này. Đoạn trích “Nỗi
thương mình” là một bằng chứng.
Đoạn
đầu chỉ bốn câu thôi mà đã thâu tóm được khắp cả cuộc sống hoang đàng, thác loạn
chốn lầu xanh:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.”
Trước hết về cách tổ chức, đoạn thơ bốn câu
như do hai cặp lục bát điệp nhau mà thành. Từ nhịp thơ đến lối nói thành ngữ, từ
lời thơ mang tính kể lể khái quát đến lối dùng tiểu đối ở hai câu bát nhất nhất
đều y hệt nhau. Hình thức ở cặp dưới lặp lại y nguyên cặp trên, chỉ có phần lời
ở mỗi cặp khác nhau. Điều này có hiệu quả ra sao? Tính trùng điệp như thế đã
giúp đoạn thơ gợi ra được một nhịp sống triền miên, ngày qua ngày lại, hôm sau
cứ lặp lại hôm trước, hoan lạc đàng điếm. Nó cũng giúp thể hiện nỗi ê chề ngao
ngán trong giọng điệu thơ. Đó là lời Nguyễn Du nói về cảnh sống chốn lầu xanh
hay chính là lời Thuý Kiều đang nói về cuộc sống lầu xanh của mình? Có lẽ Tố
Như đã nhập vào nàng Kiều mà cất lên những lời ấy.
Chủ
nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện rõ nét qua lòng đồng cảm, xót thương của
ông với thân bị chà đạp, nhân phẩm bị vùi dập của Kiều khi ở lầu xanh của Tú
Bà.
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lạ thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì. ”
Lời
thơ dường như chỉ còn là lời độc thoại nội tâm của Kiều. Cặp câu bắt vào đoạn
này thật ấn tượng. Nguyễn Du đã tinh tế khi thể hiện tâm trạng xót xa của Thuý
Kiều qua việc dùng tới ba chữ “mình” trong câu bát. Đó quả là một nét thần tình của ngòi bút Nguyễn Du. Tuy nhiên,
nếu chỉ có yếu tố lặp không thôi thì chưa đủ hiệu quả đến thế. Ba từ “mình” như
như ba kiếp người tài hoa bạc mệnh. Lời thơ cứ đay đi đay lại như nỗi vật vã
chua xót vẫn hằng ngày dằn vặt lòng Kiều. Nhờ thế cặp câu này đã cô đúc được
toàn bộ đời sống tinh thần đấy đau xót suốt quãng đời lầu xanh dằng dặc của
Thuý Kiều. Nhà thơ không chỉ đồng cảm mà còn thay cho tiếng nói của những người
kĩ nữ bị khinh rẻ coi thường trong xã hội cũ.
Tiếp
đó, cõi lòng đầy dằn vặt của nàng được hiện ra cụ thể bằng hàng loạt những lời
tra vấn. Nàng đối chiếu hiện tại bùn nhơ với quá khứ trinh bạch mà đau đớn xót
xa. Với một người con gái biết quý trọng nhân phẩm, thiết tha với tiết giá
trong sạch, thì hiện tại ấy đau đớn biết nhường nào! Bốn câu thơ đều mở đầu bằng
những lời tra vấn: Khi sao…Giờ sao…Mặt
sao…Thân sao…Nỗi đau xót cho thấy niềm khát khao phẩm giá, ý thức về một
nhân cách trong sạch vẫn nguyên vẹn trong nàng. Càng xót xa càng cao quý. Càng
thương thân càng đáng trân trọng. Phải nhận rằng lời thơ ở đây đầy khuôn sáo ước
lệ. Nếu không có những cụm thành ngữ, những điển tích, những lối nói ước lệ ấy
thì Nguyễn Du khó mà đạt được sự tế nhị đến thế. Bởi vậy, việc sử dụng nhuần
nhuyễn những chất liệu ngôn ngữ này lại cũng chính là một nét thần tình của
ngòi bút Nguyễn Du.
Những
câu thơ không chỉ nói về cảnh ngộ Kiều mà còn gợi cuộc đời sóng gió của Nguyễn
Du sau bao phen thay đổi sơn hà. Cho nên nhà thơ thấm thía hơn ai hết nỗi tủi
nhục của cuộc đời gió bụi. Đồng thời nó thể hiện sự hoá thân nhân vật tuyệt vời
của ông. Sự đồng cảm tới mức lạ lùng của Nguyễn Du là biểu hiện rõ nhất cho chủ
nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều.
Giá
trị nhân đạo của đoạn trích còn thể hiện ở sự trân trọng phẩm giá nhân cách của
Thuý Kiều.
“Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh nào có vui bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai chi âm đó mặn mà với ai ?”
Không
chỉ thương thân mình, Kiều còn thương cho cả chính lòng mình. Thương không chỉ
bởi lòng mình chồng chất những buồn sầu mà sâu xa hơn, thương vì tâm hồn mình lạc
lõng, đơn côi giữa chốn phù hoa, hoan lạc. Sinh hoạt chốn lầu xanh kể cũng
phong lưu đấy chứ? Bốn mùa lúc nào chẳng có đủ tuyết nguyệt phong hoa. Thú tiêu
dao lúc nào chẳng có đủ cầm kì thi hoạ. Một cô gái tài sắc sẽ có biết bao cơ hội
mà phô sắc khoe tài, cớ sao lại không vui, tháng ngày chỉ có niềm vui gượng gạo?
Thuý Kiều tài sắc hơn đời lại tình nghĩa thuỷ chung, đoan trang nhất mực, giàu
lòng vị tha cao thượng, coi trọng phẩm
giá bản thân. Một nhân cách cao khiết như vậy làm sao có thể hoà đồng với thứ
hoan lạc mua bán, thứ phong lưu giả dạng đó được.
Có
thể nói, hoá thân sâu sắc vào đời sống tinh thân Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ
nắm bắt được những diễn biến tinh vi thuộc về cá nhân người con gái tài hoa mà
bất hạnh này. Ông còn đúc rút được quy luật về mối tương quan giữa con người và
cảnh vật:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh nào có vui bao giờ?”
Con
người và cảnh vật xung quanh là thống nhất với nhau. Cả hai bao giờ cũng mang
chung một tâm trạng. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã thuộc vào
hàng bậc thầy. Trong những tình huống éo le đầy nghịch cảnh, bi kịch nhất của số
phận đại thi hào Nguyễn Du vẫn nâng niu, trân trọng phẩm giá con người, thể hiện
chiếu sâu nhân văn, nhân đạo trong ngòi bút của ông.
Thương
yêu con người đồng nghĩa với việc lên tiếng đấu tranh, tố cáo sự bất công ngang
trái, vùi dập, chà đạp lên con người; đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc
chính đáng cho con người. Đó cũng chính là chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng tiến bộ
của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: đấu
tranh vì con người.
Đoạn
trích “Nỗi thương mình” thể hiện rõ nét chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. Đồng
thời thể hiện sự tài hoa của nhà thơ thiên tài.
“Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng về ngàn thu.”
(Tố Hữu)
Nguyễn Hiếu Nghĩa, 10 lí, THPT chuyên Trần Phú.
Đề bài:
Phân tích đoạn trích “ Chí khí anh hùng” (Truyện Kiều Nguyễn Du).
BÀI
LÀM
Trải hơn hai trăm năm, tuyệt tác “Truyện Kiều”
vẫn sống mãi trong lòng dân tộc không chỉ bởi giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc
mà còn bởi sự sáng tạo vô biên mà thiên tài Nguyễn Du đã gửi gắm trong đó. Một
trong những nét sáng tạo ấy chính là hình tượng người anh hùng Từ Hải- một bậc
trượng phu đội trời đạp đất mang tầm vóc vĩ đại. Vẻ đẹp hào sảng, lẫm liệt của
chàng đã được khắc họa qua đọan trích “Chí khí anh hùng”.
Cuộc đời
Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh thì Từ Hải bỗng
xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Hai người sống hạnh phúc
“trai anh hùng gái thuyền quyên-Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”.
Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng
muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích “Chí
khí anh hùng” xoay quanh tình huống ấy để
làm nổi bật chí khí của người anh hùng Từ Hải.
Mở đầu
cho đoạn trích, chỉ bằng bốn câu thơ Nguyễn Du đã làm toát lên vẻ đẹp của nhân
vật Từ Hải qua tâm thế lên đường của chàng:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.”
Dù chưa
phải là khung cảnh nhân vật đang khấy động trời đất, nhưng Nguyễn Du vẫn làm nổi
lên tầm vóc của của Từ Hải. Từ Hải ít được mô tả trong không gian tổ ấm- không
phải là cái không gian hợp với tầm vóc kẻ phi thường. Từ Hải chỉ thực sự là
mình khi ở trong không gian trời đất. Tình yêu, hạnh phúc có thể là “chất xúc
tác”, nhưng cũng có thể là “chất bào mòn” chí khí kẻ anh hùng. Mĩ nhân có thể
là động lực của kẻ anh hùng, nhưng cũng có thể đánh đắm những sự nghiệp của người
anh hùng. Từ Hải lại khác, người yêu chỉ là một nửa của chàng, còn nửa kia là sự
nghiệp cái thế. Một chữ “thoắt” đã cho thấy rõ tính cách anh hùng của Từ Hải.
Đó là sự thức tỉnh hết sức mau lẹ của người anh hùng, của cái phi thường, mạnh
mẽ. Nửa năm mặn nồng bên Kiều, Từ Hải vẫn không quên sự nghiệp lớn. Từ “thoắt” ấy
thật nhanh, thật mau lẹ và dứt khoát biết bao. Và chữ “thoắt” ấy nó cũng chính
là một bước ngoặt trong cuộc đời Từ mà các đoạn trích sau sẽ nhắc đến. Đúng là
một nét tài tình trong nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du. Nhưng đâu chỉ có vậy,
từ “động lòng” cũng đâu có thua kém gì? Cái cách chọn lọc và sử dụng từ mới
tinh tế làm sao? Từ Hải ra đi vì sự nghiệp lớn, cái ấy thuộc về lí trí. Nhưng
sao nhà thơ lại dùng từ “động lòng”, có phải chăng bốn bể mây trời kia đã làm
cho người anh hùng “động lòng” ra đi xây nghiệp lớn? Hay quyết tâm ra đi vì sự
nghiệp của chàng giờ là tất cả, nó không chỉ còn là lí trí mà cả tâm hồn, khao
khát của Từ.
Đúng là
Nguyễn Du đã khắc hoạ Từ Hải thật hoành tráng:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.”
Đó là
hình tượng người tráng sĩ, cũng như trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”:
“Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa cháng sắc trắng như là tuyết in.”
Cả hai đều
toát lên vẻ oai phong lẫm liệt đầy chất lí tưởng của trang hào kiệt. Từ Hải được
tạo hình bằng đường nét ngạo nghễ trên cái nền kĩ vĩ của không gian, mênh mông
với khát vọng. Một vẻ đẹp phong trần.
Có thể
nói những hình ảnh mở đầu này là một bức chân dung hết sức hoàn hảo mà Nguyễn
Du đã dành cho Từ Hải.
Đoạn hai
là một màn đối thoại. Các nhân vật bộc lộ phẩm cách của mình qua ngôn ngữ chính
mình. Nếu ở Thuý Kiều là lối nói đúng mực của người đàn bà nền nếp, trọng bổn
phận đạo lí, thì ở Từ Hải là lối nói sắt đá, quyết đoán của bậc trượng phu,
song cũng không phải vô tình. Kiều viện đạo phu thê, nàng muốn được theo chân Từ
Hải:
“Nàng răng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi!””
Kiều viện
ra đạo lí phu thê thường tình như một lí lẽ để thuyết phục Từ Hải. Nàng muốn được
kề vai sát cánh chia ngọt sẻ bùi cùng chồng. Nhưng chấp nhận cái thường tình
thì đâu còn là Từ Hải phi thường. Từ Hải không nỡ gạt đi một cách lạng lùng, mà
cũng viện ra những lí lẽ riêng để thuyết phục Kiều. Một khi đã là tri kỉ, hiểu
rõ laòng dạ của nhau, thì không nên coi trọng lẽ phu thê theo thói thường của
người ở đời.
“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”
Rồi Từ bộc
bạch cái chí phi thường cuả mình. Đó là một người muốn dựng nghiệp vương bá:
“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Từ Hải sẽ xây dựng cơ đồ huy hoàng của một
bậc vương bá để xứng đáng với Kiều. Chỉ khi đạt được điều ấy, Từ mới rước nàng về.
Vậy nên cái hạnh phúc mà Từ Hải muốn hướng tới đâu chỉ là chút “hương lửa đương
nồng” trong một mái ấm của đời thường. Từ muốn một mình thực hiện điều đó. Từ
cũng không muốn vì điều đó mà Kiều phải bận lòng, và làm vướng bận mình. Điều
kinh ngạc là, Từ hoàn toàn tin rằng mình chỉ thực hiện “chóng vánh” trong vòng
một năm.
Hai
câu kết của đoạn trích lại trở về với lời tác giả. Nguyễn Du mô tả Từ Hải ra đi
với lời nói quả quyết, cử chỉ dứt khoát, dáng hình tựa như cánh chim bằng cất
mình bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi:
“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”
Nhân
vật Từ Hải trong “Truyện Kiều” và trong “Kim Vân Kiều truyện” có nhiều điểm
khác biệt nhau. Từ Hải của “Kim Vân Kiều truyện” vốn thi hỏng mấy khoa, sau
xoay ra đi buôn, kết giao với giang hồ hiệp khách, binh sĩ và ngay cả Từ đốt
nhà cướp của, gian dâm phụ nữ, giết hại trẻ nhỏ, người già. Kể như vậy quá thực,
qúa trần trụi. Nguyễn Du tả Từ với phong cách lãng mạn, nhất quán tả Từ là người
anh hùng phi thường. Từ Hải xuất hiện như một bậc thiên sứ đột ngột chói sáng
trên màn trời đêm của xã hội phong kiến.Có giai thoại như sau: vua Tự Đức khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ Hải
đã đòi phạt tác giả ba trăm roi. Theo giai cấp phong kiến, Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ. Nhưng khi
bước vào “Truyện Kiều”, con người dám chống lại triều đình ấy được miêu tả như
một anh hùng. Nguyễn Du đã dùng
những hình ảnh đẹp nhất để miêu tả Từ. Từ Hải là bóng dáng của những người anh hùng nông dân khởi nghĩa với
bao phen thay đổi sơn hà.
Qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã
khắc hoạ thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải với vẻ đẹp hào sảng. Đồng
thời thể hiện sự tài hao của ngòi bút Nguyễn Du. Nhà văn Hoài Thanh đã rất có
lí khi nhận xét về nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du: “Từ Hải không phải là một người
thực, nhưng Từ Hải cũng không phải là một sự bịa đặt. Từ Hải là một nhân vật
anh hùng ca. Từ Hải là một cái mộng. Từ Hải là một cái mộng lớn nhất trong đời
Nguyễn Du: cái mộng anh hùng.”
Đề
bài: Phân tích đoạn trích “ Chí khí anh hùng” (Truyện Kiều Nguyễn Du).
BÀI
LÀM
Trải hơn hai trăm năm, tuyệt tác “Truyện
Kiều” vẫn sống mãi trong lòng dân tộc không chỉ bởi giá trị hiện thực nhân đạo sâu
sắc mà còn bởi sự sáng tạo vô biên mà thiên tài Nguyễn Du đã gửi gắm trong đó.
Một trong những nét sáng tạo ấy chính là hình tượng người anh hùng Từ Hải- một
bậc trượng phu đội trời đạp đất mang tầm vóc vĩ đại. Vẻ đẹp hào sảng, lẫm liệt
của chàng đã được khắc họa qua đọan trích “Chí khí anh hùng”.
Cuộc
đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh thì Từ Hải
bỗng xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Hai người sống hạnh phúc
“trai anh hùng gái thuyền quyên-Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”.
Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc,
chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích
“Chí khí anh hùng” xoay quanh tình huống
ấy để làm nổi bật chí khí của người anh hùng Từ Hải.
Mở
đầu cho đoạn trích, chỉ bằng bốn câu thơ Nguyễn Du đã làm toát lên vẻ đẹp của
nhân vật Từ Hải qua tâm thế lên đường của chàng:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng
rong.”
Dù
chưa phải là khung cảnh nhân vật đang khấy động trời đất, nhưng Nguyễn Du vẫn
làm nổi lên tầm vóc của của Từ Hải. Từ Hải ít được mô tả trong không gian tổ ấm-
không phải là cái không gian hợp với tầm vóc kẻ phi thường. Từ Hải chỉ thực sự
là mình khi ở trong không gian trời đất. Tình yêu, hạnh phúc có thể là “chất
xúc tác”, nhưng cũng có thể là “chất bào mòn” chí khí kẻ anh hùng. Mĩ nhân có
thể là động lực của kẻ anh hùng, nhưng cũng có thể đánh đắm những sự nghiệp của
người anh hùng. Từ Hải lại khác, người yêu chỉ là một nửa của chàng, còn nửa
kia là sự nghiệp cái thế. Một chữ “thoắt” đã cho thấy rõ tính cách anh hùng của
Từ Hải. Đó là sự thức tỉnh hết sức mau lẹ của người anh hùng, của cái phi thường,
mạnh mẽ. Nửa năm mặn nồng bên Kiều, Từ Hải vẫn không quên sự nghiệp lớn. Từ
“thoắt” ấy thật nhanh, thật mau lẹ và dứt khoát biết bao. Và chữ “thoắt” ấy nó
cũng chính là một bước ngoặt trong cuộc đời Từ mà các đoạn trích sau sẽ nhắc đến.
Đúng là một nét tài tình trong nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du. Nhưng đâu chỉ
có vậy, từ “động lòng” cũng đâu có thua kém gì? Cái cách chọn lọc và sử dụng từ
mới tinh tế làm sao? Từ Hải ra đi vì sự nghiệp lớn, cái ấy thuộc về lí trí.
Nhưng sao nhà thơ lại dùng từ “động lòng”, có phải chăng bốn bể mây trời kia đã
làm cho người anh hùng “động lòng” ra đi xây nghiệp lớn? Hay quyết tâm ra đi vì
sự nghiệp của chàng giờ là tất cả, nó không chỉ còn là lí trí mà cả tâm hồn,
khao khát của Từ.
Đúng
là Nguyễn Du đã khắc hoạ Từ Hải thật hoành tráng:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng
rong.”
Đó
là hình tượng người tráng sĩ, cũng như trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”:
“Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa cháng sắc trắng như là tuyết in.”
Cả
hai đều toát lên vẻ oai phong lẫm liệt đầy chất lí tưởng của trang hào kiệt. Từ
Hải được tạo hình bằng đường nét ngạo nghễ trên cái nền kĩ vĩ của không gian,
mênh mông với khát vọng. Một vẻ đẹp phong trần.
Có
thể nói những hình ảnh mở đầu này là một bức chân dung hết sức hoàn hảo mà Nguyễn
Du đã dành cho Từ Hải.
Đoạn
hai là một màn đối thoại. Các nhân vật bộc lộ phẩm cách của mình qua ngôn ngữ
chính mình. Nếu ở Thuý Kiều là lối nói đúng mực của người đàn bà nền nếp, trọng
bổn phận đạo lí, thì ở Từ Hải là lối nói sắt đá, quyết đoán của bậc trượng phu,
song cũng không phải vô tình. Kiều viện đạo phu thê, nàng muốn được theo chân Từ
Hải:
“Nàng răng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi!””
Kiều
viện ra đạo lí phu thê thường tình như một lí lẽ để thuyết phục Từ Hải. Nàng muốn
được kề vai sát cánh chia ngọt sẻ bùi cùng chồng. Nhưng chấp nhận cái thường
tình thì đâu còn là Từ Hải phi thường. Từ Hải không nỡ gạt đi một cách lạng
lùng, mà cũng viện ra những lí lẽ riêng để thuyết phục Kiều. Một khi đã là tri
kỉ, hiểu rõ laòng dạ của nhau, thì không nên coi trọng lẽ phu thê theo thói thường
của người ở đời.
“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”
Rồi
Từ bộc bạch cái chí phi thường cuả mình. Đó là một người muốn dựng nghiệp vương
bá: “Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Từ Hải sẽ xây dựng cơ đồ huy hoàng của một
bậc vương bá để xứng đáng với Kiều. Chỉ khi đạt được điều ấy, Từ mới rước nàng
về. Vậy nên cái hạnh phúc mà Từ Hải muốn hướng tới đâu chỉ là chút “hương lửa
đương nồng” trong một mái ấm của đời thường. Từ muốn một mình thực hiện điều
đó. Từ cũng không muốn vì điều đó mà Kiều phải bận lòng, và làm vướng bận mình.
Điều kinh ngạc là, Từ hoàn toàn tin rằng mình chỉ thực hiện “chóng vánh” trong
vòng một năm.
Hai
câu kết của đoạn trích lại trở về với lời tác giả. Nguyễn Du mô tả Từ Hải ra đi
với lời nói quả quyết, cử chỉ dứt khoát, dáng hình tựa như cánh chim bằng cất
mình bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi:
“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”
Nhân
vật Từ Hải trong “Truyện Kiều” và trong “Kim Vân Kiều truyện” có nhiều điểm
khác biệt nhau. Từ Hải của “Kim Vân Kiều truyện” vốn thi hỏng mấy khoa, sau
xoay ra đi buôn, kết giao với giang hồ hiệp khách, binh sĩ và ngay cả Từ đốt
nhà cướp của, gian dâm phụ nữ, giết hại trẻ nhỏ, người già. Kể như vậy quá thực,
qúa trần trụi. Nguyễn Du tả Từ với phong cách lãng mạn, nhất quán tả Từ là người
anh hùng phi thường. Từ Hải xuất hiện như một bậc thiên sứ đột ngột chói sáng
trên màn trời đêm của xã hội phong kiến.Có giai thoại như sau: vua Tự Đức khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ Hải
đã đòi phạt tác giả ba trăm roi. Theo giai cấp phong kiến, Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ. Nhưng khi
bước vào “Truyện Kiều”, con người dám chống lại triều đình ấy được miêu tả như
một anh hùng. Nguyễn Du đã dùng
những hình ảnh đẹp nhất để miêu tả Từ. Từ Hải là bóng dáng của những người anh hùng nông dân khởi nghĩa
với bao phen thay đổi sơn hà.
Qua
đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc hoạ thành công hình tượng người anh hùng
Từ Hải với vẻ đẹp hào sảng. Đồng thời thể hiện sự tài hao của ngòi bút Nguyễn
Du. Nhà văn Hoài Thanh đã rất có lí khi nhận xét về nhân vật Từ Hải của Nguyễn
Du: “Từ Hải không phải là một người thực, nhưng Từ Hải cũng không phải là một sự
bịa đặt. Từ Hải là một nhân vật anh hùng ca. Từ Hải là một cái mộng. Từ Hải là
một cái mộng lớn nhất trong đời Nguyễn Du: cái mộng anh hùng.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét